Giới khoa học tìm thấy chứng cứ mới có liên quan đến sự tuyệt chủng của người Neanderthal.
>>> Khó có “chuyện ấy” giữa người Neanderthal và người hiện đại
Kết quả phân tích ADN cho thấy người Neanderthal tại phía tây châu Âu đã chết gần hết cách đây khoảng 50.000 năm, tức trước khi loài người hiện đại xuất hiện đến vài ngàn năm. Sau đó, một nhóm nhỏ người Neanderthal nỗ lực chiếm lại các phần của châu Âu, kéo dài được sự tồn tại của mình thêm 10.000 năm nữa trước khi biến mất hoàn toàn, theo báo cáo trên chuyên san Molecular Biology and Evolution.
Đây là thành quả nghiên cứu của một nhóm chuyên gia quốc tế, đã hợp tác phân tích các nguồn chiết xuất ADN từ xương hóa thạch của 13 người Neanderthal sống rải rác tại châu Á và châu Âu, cách đây từ 100.000 đến khoảng 35.000 năm trước. Kết quả cho thấy hóa thạch ở Tây Âu có niên đại hơn 48.000 năm lại ít đa dạng về gene, giảm đến 6 lần so với những hóa thạch cổ hơn và so với người Neanderthal ở châu Á. Các chuyên gia đưa ra giả thuyết có thể lúc đó đã xảy ra một số sự kiện, chẳng hạn như thay đổi khí hậu, khiến dân số Neanderthal giảm mạnh ở phương Tây cách đây 50.000 năm. Tuy nhiên, nhóm ở miền nam ấm áp hơn vẫn tiếp tục trụ lại được, cho phép họ sinh sôi một lần nữa trước khi tuyệt chủng.
Người Neanderthal đã sớm đứng bên bờ vực tuyệt chủng tại châu
Âu trước khi người hiện đại xuất hiện – (Ảnh: Max Planck Institute)
Tình trạng đa dạng về gene thấp có thể khiến một giống loài ít có khả năng chống chọi trước sự thay đổi trong môi trường sống và đối diện với nguy cơ tuyệt diệt. “Thật quá ngạc nhiên khi biết được người Neanderthal ở châu Âu gần bị diệt chủng, nhưng sau đó phục hồi, và tất cả những điều này diễn ra nhiều năm trước khi chủng người này tiếp xúc với người hiện đại”, BBC dẫn lời trưởng nhóm Love Dalen của Viện Bảo tàng lịch sử tự nhiên Thụy Điển ở Stockholm. Điều này cho thấy người Neanderthal có thể nhạy cảm hơn nhiều trước sự thay đổi khí hậu.
Sự xuất hiện của loài người hiện đại ở châu Âu vào thời điểm Neanderthal tuyệt chủng cung cấp một chứng cứ gián tiếp rằng Homo sapiens có tác động chưa xác định đối với quá trình này. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng sự thay đổi về thời tiết và những yếu tố khác cũng có thể đóng vai trò quan trọng. Việc mất đi sự đa dạng về gene ở Tây Âu trùng hợp với giai đoạn khí hậu gọi là đồng vị ô xy 3, khi nhiệt độ giảm mạnh ở một số thời điểm. Neanderthal là họ hàng gần gũi trong thang bậc tiến hóa với người hiện đại. Chủng người này từng định cư ở châu Âu, Trung Đông và Trung Á. Nguyên nhân khiến họ bị quét sạch khỏi bề mặt trái đất vẫn còn là đề tài gây tranh cãi trong giới khoa học.
Nguồn tin: http://www.khoahoc.com.vn/khampha/kham-pha/38126_Su-tuyet-chung-cua-nguoi-Neanderthal.aspx
- Rắn và tục thờ thủy thần của người Việt – Chuyện lạ
- Vì sao loài người tôn thờ rắn? – Chuyện lạ
- Tại sao người Hàn Quốc thích phẫu thuật thẩm mỹ? – Chuyện lạ
- Những tội ác ghê rợn của hoàng thân “ma cà rồng” – Chuyện lạ
- Hôn nhân tốt cho tim phụ nữ – Chuyện lạ
- Nhai kẹo cao su giúp não nhạy bén hơn – Chuyện lạ
- Cầu thủ ngoại hạng thông minh hơn sinh viên đại học – Chuyện lạ
- Các bức chân dung độc đáo trên bản đồ – Chuyện lạ
- Những quả cầu nhớt bí ẩn giữa sa mạc – Chuyện lạ
- “Đúc” anh hùng từ game – Chuyện lạ
- Ma có thật hay không? – Chuyện lạ
- Hé lộ “đồ chơi người lớn” cách đây 2.000 năm – Chuyện lạ
- Con số 13 và nỗi sợ hãi dị đoan – Chuyện lạ
- Lương thấp gây ra huyết áp cao – Chuyện lạ
- Hành vi “phát khóc vì đẹp” chỉ có ở loài người – Chuyện lạ
- Đàn ông khiêu vũ cũng tiết lộ năng lực giới tính – Chuyện lạ
- Muốn hạnh phúc, hãy tắt điện thoại – Chuyện lạ
- Giày cao gót dành cho đàn ông – Chuyện lạ
- Tìm hung thủ hiếp dâm bằng nước bọt nạn nhân – Chuyện lạ
- Kỷ lục khinh khí cầu trên Nam cực – Chuyện lạ